Nghiên cứu giải pháp hồi phục và tăng cường trữ lượng nước cho các mạch lộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Mạch lộ (mó nước) là nguồn nước được sử dụng tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhất là tại các vùng núi cao và vùng khan hiếm nước. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng 215 công trình khai thác nước từ mạch lộ để cấp nước sinh hoạt cho hơn 3.000 hộ dân.  Tuy nhiên qua kết quả khảo sát đánh giá thì hiện tượng suy thoái nguồn của mạch lộ đang diễn ra nhanh chóng nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt cộng thêm với đó nạn chặt phá rừng, đốt rừng và sự khai thác quá mức.

Trên cơ sở các nguyên nhân gây suy giảm trữ lượng nguồn nước nạch lộ kết hợp với phân tích cấu trúc địa chất thủy văn của các dạng mạch lộ trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên cho thấy có thể dùng các giải pháp công trình để hồi phục cũng như tăng cường trữ lượng cho các mạch lộ.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Trên các sườn dốc mái đồi, hoặc thượng lưu các nhánh suối nguồn nước mưa, nước mặt được thu gom vào các hào thu nước. Hào thu nước có thể bổ cập trực tiếp cho tầng chứa nước (hào bổ cập nông), hoặc có thể dẫn vào giếng giếng khoan để bổ cập cho tầng chứa nước (bổ cập sâu). Đối với các dòng chảy mặt chảy qua các chi lưu thuộc lưu vực của mạch lộ có bề rộng nhỏ độ dốc tươgn đối, sử dụng công trình đập tạm (kết cấu đơn giản bằng cây, tre kết hợp bao đất) với mục đích giữ lại một phần hoặc làm chậm vận tốc dòng chảy kéo dài thời gian lưu giữ trên bề mặt nhằm tăng cường nguồn nước mặt cấp xuống tầng chứa nước ngầm, phần nước chảy tràn qua đập tạm sẽ được lưu giữa lại bởi hệ thống đập dâng kết hợp đập ngầm ở phía hạ lưu.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm giải pháp trên cho công trình cấp nước sinh hoạt Đội 1, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.  Công trình này được xây dựng từ năm 2003 và mới được nâng cấp sửa chữa năm 2015 với nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho 90 hộ dân, 01 trường học, tương đương 500 người. Công trình bao gồm bể đầu mối có kết cấu bê ông cốt thép dung tích 30 m3, hệ thống đường ống cấp nước. Hiện tại các hạng mục công trình vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên về mùa khô vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lưu lượng bị giảm xuống chỉ còn 20% so với mùa mưa.

Hinh 1

Hình 1. Hình ảnh đầu mối và đường ống cấp nước sinh hoạt

Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất thủy văn, khí hậu). Giải pháp được nghiên cứu và đưa vào áp dụng bao gồm các hạng mục công trình như sau: Đập dâng kết hợp đập ngầm, hào gom nước, hào bổ cập nông và đập tạm. Giải pháp được thể hiện như Hình 2.

Hinh 2

Hình 2. Mặt bằng giải pháp và mặt cắt dọc tim đập dâng kết hợp đập ngầm

Hào gom nước được bố trí theo đường đồng mức cắt qua tầng chứa nước mạch lộ, hào thu gom nước có nhiệm vụ: (1)-Thu gom nước ngầm trong tầng chứa nước theo các hướng khác nhau về công trình trữ; (2)-Lưu giữ nước ngầm lại trong tầng chứa nước; (3)-Thu gom một phần dòng mặt để bổ sung cho công trình trữ nước. Kết cấu của hào thu nước bao gồm các lớp cuội sỏi, cát và đá tảng được bố trí như kích thước hào có thể lựa chọn như sau: Chiều dài hào phải đảm bảo để thu gom hết các dòng ngầm; Hào có mặt cắt hình thang với cạnh đáy nhỏ ≥ 1,0 m, đáy lớn lớn hơn đáy bé từ 1,5 đến 2,0 lần. Hào được kết cấu với các lớp cuội sỏi bao quanh ống lọc như hình 10a, với chiều dày của lớp Ds ≥ 0,3 m, lớp cuội sỏi phía trên cũng có chiều dày tương tự, phần còn lại sẽ được đắp bằng cát sạch. Phần đắp hoàn trả lại mặt bằng cũ được đắp bằng đá tảng, đáy hào và vách hào phía hạ lưu được phủ bằng màng chống thấm HDPE.

Kết quả tính toán lượng nước tăng cường hàng năm khi xây dựng các hạng mục của giải giải pháp được trình bày tại Bảng 1

Hinh 4

Người viết tin: Nguyễn Huy Vượng