Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương của các công trình đập dâng khu vực Tây Bắc

Tóm tắt: Công trình thủy lợi nói chung và công trình đập dâng nói riêng là một trong các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước các hiểm họa thiên tai, đặc biệt đối với khu vực Tây Bắc – phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm 12 tỉnh miền núi phía Bắc – nơi chịu nhiều nguy cơ lũ, lũ quét, sạt trượt đất, v.v… Với trên 11.000 đập dâng các loại đang vận hành, khai thác đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. Tuy nhiên, sự xuống cấp, lão hóa, kết cấu vật liệu không bền vững và những hạn chế trong khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành dẫn đến khả năng chống chịu của các đập dâng thấp khi xảy ra thiên tai. Bài viết này trình bày phương pháp xác định chỉ số dễ bị tổn thương cho công trình đập dâng trong khu vực Tây Bắc qua các yếu tố tự nhiên, xã hội và công trình. Trên cơ sở đó, đánh giá tính dễ bị tổn thương của công trình ở mức độ khác nhau và từ đó đưa ra những giải pháp ứng xử phù hợp, kịp thời.

Abstract: Irrigation works in general and weirs in particular are vulnerable to natural disasters, especially in the North West region – the area of the Steering Committees for the Northwest, including 12 provinces in the Northeim mountainous – where is subject to high risks of floods, flash floods, land slides, etc. With more than 11.000 weirs are operational, they have contributed significantly to the socio-economic development of the region. However, the degradation, aging; unsustainable structure and limitations in the survey, design, construction, management and operation leads to the ability to cope with disasters inefficiently. This article presents a methodology for identifying vulnerable indicators for weirs in the North West region based on natural, social and structural factors. On this basis, the vulnerability of weirs at different levels is assessed in order to propose appropriate and timely solutions.

Keywords: Vulnerable, Evaluation criteria, Weights, Weirs, Northwest region.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm về tính dễ bị tổn thương
2.2 Tính dễ bị tổn thương của các công trình đập dâng vùng Tây Bắc
2.3 Đề xuất các tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương cho các đập dâng
2.4 Phương pháp xác định chỉ số dễ bị tổn thương
2.5 Phương pháp xác định trọng số

III. XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CHO CÁC ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC

3.1 Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương của đập dâng
3.2 Tính toán chỉ số dễ bị tổn thương
3.3 Đánh giá tính dễ bị tổn thương

IV. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục Thống kê, 2015. Niên giám thống kê 2015. NXB Thống kê.

[2] Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2017. Báo cáo đánh giá hiện trạng và hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc” – Đề tài Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.

[3] Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. Những kiến thức cơ bản của Biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[4] IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 976p.

[5] UNDP, 2015. “Báo cáo đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn của 15 tỉnh miền núi phía Bắc”, Dự án Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.

[6] Saaty, T.L. (2008), “Decision making with the analytic hierarchy process”, Int. J. Services, Sciences, 1(1), pp.83–98.

[7] Trung tâm Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, 2008. Bản đồ phân vùng lũ quét – Dự án Quy hoạch phòng chống lũ quét, giảm nhẹ thiên tai vùng miền núi cả nước.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Dinh Xuan Trong_Tai nguyen nuoc_So 03_07.2017 ISSN 1859 3771

Đinh Xuân Trọng,  Nguyễn Chí Thanh, Đỗ Thị Thùy Dung

Viện Thủy công – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 03 – 2017