Họp Hội đồng thẩm định dự thảo TCVN “Công trình Thủy lợi – Thiết kế neo trong nền đất, đá”

Chiều ngày 20/03/2023, tại Tổng cục Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức họp thẩm định TCVN “Công trình Thủy lợi – Thiết kế neo trong nền đất, đá” do PGS.TS Phùng Vĩnh An chủ nhiệm.

Tham dự buổi họp có đại diện Tổng cục Đo lường Chất lượng, Đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT và các thành viên Hội đồng, bao gồm các chuyên gia đến từ Hội cơ học đất và ĐKT Việt Nam, Trường Đại học Thủy lơi, v.v… Đại diện đơn vị thực hiện là Viện Thủy công và các thành viên trong ban soạn thảo.

Hình. Các thành viên tham gia cuộc họp

Thay mặt ban soạn thảo, Ths.Nguyễn Đình Hải và Ths. Trần Quốc Lĩnh cho biết, Ở Việt Nam, vấn đề ổn định mái dốc tự nhiên, nhân tạo hay vấn đề ổn định mái hố móng là những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực xây dựng công trình. Trong thực tế, có nhiều phương pháp để ổn định các hình thức xây dựng trên như từ những biện pháp đơn giản như giảm độ dốc mái, giật cấp hay những biện pháp sử dụng đất có cốt, xây dựng tường chắn, sử dụng neo hoặc kết hợp neo với các biện pháp khác.Hiện nay, nước ta chưa ban hành một chính thức TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) nào cho việc thiết kế nói chung. Đối với lĩnh vực Thủy lợi thì chưa có cả thiết kế, thi công và nghiệm thu, cho nên rất khó khăn cho việc áp dụng.

Để thực hiện, hội đồng kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đặt ra các yêu cầu đặt ra để xây dựng tiêu chuẩn này như sau:

  • Tiêu chuẩn bao gồm những vấn đề neo thông dụng nhất ở Việt Nam (không hướng về một đối tượng chung như loại neo SEEE (TCCS 28:2019/TCĐBVN); Các loại neo sử dụng nhiều nhất trong công trình thủy lợi; Kiểu neo có thể kiểm soát được chất lượng xuất xưởng;
  • Tiêu chuẩn phải có sắc thái riêng của lĩnh vực Thủy lợi (nó phải có các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực thủy lợi);
  •  Tiêu chuẩn phải thừa kế được những kinh nghiệm từ các công trình thủy lợi có sử dụng neo (việc thiết kế sử dụng các tiêu chuẩn BS 8001:2009, BS 8001:2015  là chính, ngoài ra tham khảo SL 212-98, Design Specification for Hydraulic Prestressed Anchorage, Tiêu chuẩn GB 50086:2013 Specification for bolt-shotcrete support). Tốt nhất, trích dẫn nội dung từ các tiêu chuẩn này.

Để đáp ứng được 3 yêu cầu nêu trên, ban soạn thảo đã cấu trúc tiêu chuẩn cần cần thiết bao gồm 2 phần chính:

  • Phần 1: Các vấn đề chung liên quan đến neo (ứng suất trước). Trong đó có neo tạm thời, lâu dài, hệ số an toàn, v.v…;
  • Phần 2: Các ứng dụng neo trong công trình thủy lợi. Đây là những đặc trưng khác biệt với các tiêu chuẩn neo khác.

Hội đồng đã góp một số ý kiến và yêu cầu ban soạn thảo chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện các thủ tục theo quy định, trước khi thực hiện các thủ tục ban hành.

Người viết tin: Phùng Vĩnh An