Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát””

Thực hiện quyết định số 1896/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ về Quyết định Thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát”, Mã số: ĐTĐL.CN-33/19 do TS. Ngô Anh Quân làm chủ nhiệm.

Chiều ngày 24/10/2022, GS.TS Vũ Thanh Te chủ trì phiên họp Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát”.

Picture4

GS.TS Vũ Thanh Te chủ trì phiên họp

Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước gồm: GS.TS. Vũ Thanh Te – Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Nguyễn Minh Ngọc – Trường Đại học Kiến Trúc, Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch hội đồng; PGS.TS. Vũ Quốc Vương – Trường Đại học Thủy Lợi, Bộ NN&PTNT, Uỷ viên phản biện 1; PGS.TS. Văn Viết Thiên Ân – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Uỷ viên phản biện 2; PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, Uỷ viên; PGS.TS. Vũ Liêm Chính – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Uỷ viên; TS. Nguyễn Quang Cung – Hiệp hội Xi Măng Việt Nam, Uỷ Viên; TS. Vũ Hải Nam – Vụ KHCN&MT, Bộ Xây Dựng, Uỷ Viên; ThS. Lương Văn Hùng – Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây Dựng, Uỷ Viên; Tham dự cuộc họp còn có sự tham gia của Đại diện Vụ KH&CN các ngành kinh tế – kỹ thuật; Đại diện Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà Nước , Bộ KH&CN.

Thay mặt nhóm tác giả nghiên cứu, TS Ngô Anh Quân, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày các kết quả cơ bản thu được. Theo đó, nhóm tác giả của Viện thủy Công đã làm chủ công nghệ về vật liệu, thiết bị cứng hóa đất bùn nạo vét kênh mương để san lấp mặt bằng, đắp đê bao, bờ bao thay thế cát xây dựng và được áp dụng vào sản xuất tại một doanh nghiệp;  Triển khai thí điểm ứng dụng kết quả vào thực tế cho đê bao và san lấp mặt bằng ở Cà Mau với giá thành sản phẩm cạnh tranh được với cát san nền tại cùng một thời điểm.

Picture5

Ngô Anh Quân – Chủ nhiệm đề tài, giới thiệu và tóm tắt quá trình triển khai, các kết quả đã đạt được của đề tài

Sau 3 năm thực hiện, đề tài đã đề xuất và áp dụng thành công giải pháp công nghệ vật liệu dùng để cứng hóa đất bùn nạo vét từ sông, kênh bằng các chất kết dính vô cơ gồm các thành phần vật liệu: Xi măng, tro bay, xỉ lò cao và thạch cao và phụ gia hóa với tỷ lệ thành phần cấp phối hợp lý để cứng hóa đất bùn nạo vét dùng làm vật liệu san lấp mặt bằng và đắp nền đê bao bờ bao thay thế cát. Chất lượng của hỗn hợp bùn sau cứng hóa đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 8217 : 2009 tương đương với đất trạng thái dẻo cứng (0.25 < Il< 0.5 thì  Ctc = 32-57 kPa  và j  = 11 – 18°).

3 2 1

Với giải pháp về công nghệ tổ chức thi công đề tài đã đề xuất các sơ đồ thiết bị công nghệ để tổ chức thi công cứng hóa bùn gồm trộn tại chỗ và trộn khối lớn trên xà lan di động thích hợp với điều kiện tư nhiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

4 5

Để triển khai vào thực tế và tổ chức thi công hai mô hình gồm 1000m3 bùn cứng hóa dùng san lấp và làm nền (lõi) cho đề bao kết hợp đường giao thông với chiều dài 500m đề tài đã chế tạo lắp đặt thành công thiết bị trộn chất kết dính từ việc cải tiến gàu máy xúc có dung tích 0,7m3.

6 7 8 9 10 11 12

Sau nghiên cứu, tổ chức thực hiện trên thực tế đề tài đã đăng ký được hai sáng chế “Gàu máy xúc có gắn lưỡi phay trộn” theo Quyết định số 13941w/QĐ-SHTT ngày 31/08/2021 và “Đê bao có lõi bùn cứng hóa” theo Quyết định số 13944w/QĐ-SHTT ngày 31/08/2021

Các thành viên Hội đồng thảo luận và nhất trí đánh giá: Đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đề tài đã nghiêm túc triển khai thực hiện và hoàn thành các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt. Hội đồng cũng đề nghị nhóm thực hiện bổ sung, hoàn chỉnh và làm rõ hơn một số nội dung, như: Đánh giá tính ổn định của đất bùn cứng hóa trong công trình sau khi sản phẩm đưa vào thử nghiệm và được ứng dụng trên diện rộng; Cần nhân rộng sản phẩm chế tạo cho các vùng đất bùn khác nhau của Việt Nam, sử dụng nhiều nguồn vật liệu kết dính vô cơ khác nhau, kết hợp nghiên cứu thiết kế cấp phối phù hợp để cứng hóa đát bùn ở các nơi khác nhau và so sánh, đánh giá trên các công trình thực tế; Nghiên cứu hoàn thiện các dây chuyền sản xuất tập trung với khối lượng đất bùn nạo vét cần xử lý lớn, các thiết bị cần được đồng bộ và thi công trên diện rộng; Hướng dẫn chi tiết về lắp đặt các dây chuyền sản xuất, đóng gói hỗn hợp chất kết dính và phụ gia để cứng hóa đất bùn nạo vét nhằm sớm đưa vào thương mại hóa sản phẩm của đề tài;

Kết quả đánh giá cấp quốc gia đề tài “Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát”, Mã số: ĐTĐL.CN-33/19 do TS. Ngô Anh Quân làm chủ nhiệm: 01/09 phiếu Xuất sắc, 08/09 phiếu Đạt. Đề tài tiếp thu, chỉnh sửa một số ý kiến để hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng, tiếp tục nghiên cứu để thương mại hóa.

13

Thay mặt đơn vị Chủ trì thực hiện đề tài (Viện thủy Công) PGS.TS Nguyễn Thành  Công trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện các đơn vị hợp tác đã quan tâm đến dự và góp ý cho đề tài./.

Một số hình ảnh các mô hình

14 15 16 17 18 19 20 21